Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của Việt Nam rất phong phú, vô cùng vô tận. Đố bạn biết đất nước chúng ta có bao nhiêu câu thành ngữ nà? Kể ra không hết đâu, và bạn đã hiểu hết được ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ không? Hôm nay hãy cùng Zamoss tìm hiểu câu Đều như vắt tranh nghĩa là gì nhé.
Một số người đã hiểu nhầm câu này thành Đều như vắt chanh, hoặc Đều như vách tranh. Cả 2 câu trên đều không chính xác.
Đều như vắt tranh là gì?
Cỏ tranh là loại cây mọc phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Loài này có tên gọi khác là Bạch mao căn hay cỏ tranh săng. Tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv, thuộc nhà lúa (Poaceae). Đây là loài cây hoang dại, dễ lan dài, ăn sâu xuống đất, sống lâu năm.
Ngày xưa, khi nhà lầu, hoặc mái ngói (gạch) chưa phổ biến thì tranh là thứ dùng để lợp nhà. Có thể dễ dàng đi cắt cỏ tranh ở bờ ruộng, bờ sông, đồi nương, sườn đê... Từ tranh đây là loài cỏ tranh tôi vừa nói trên.
Cũng có nhiều câu thành ngữ khác liên quan như: Một túp lều tranh, hai quả tim vàng, nhà tranh vách đất, nhà tranh mái lá. Nói đến nhà tranh người ta hay liên tưởng đến cuộc sống ở vùng nông thôn nghèo khổ.
Từ vắt không phải là động từ, mà là danh từ. Đều như vắt tranh có nghĩa là chỉ một hành động rất đồng đều. Để nhà không bị dột, nước mưa chảy vào, các vắt tranh phải được sắp xếp thẳng và đều nhau, chúng sẽ được cột chắc với các thanh tre.
Làm nhà bằng mái tranh thông thoáng và mát mẻ, nhưng ngược lại hay bị các loại côn trùng bay vào núp, đặc biệt là con bọ đậu đen. Từ vắt còn được dùng như cụm danh từ với vắt mì, vắt xôi, vắt cơm...
Nói tóm lại đều như vắt tranh là câu thành ngữ sử dụng phép so sánh ngang bằng. Ý nói đến một hành động nào đó được làm một cách đều đặn, thường xuyên.
إرسال تعليق